quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp

Những quy định của pháp luật dành cho người đi xe đạp, xe đạp điện

Xe đạp là một phương tiện giao thông tương đối an toàn. Thế nhưng, điều này khiến nhiều người lầm tưởng chỉ có xe máy, ô tô các loại mới bị xử phạt hành chính do vi phạm an toàn giao thông. Tuy nhiên, ngay cả khi điều khiển xe đạp sai quy định bạn vẫn sẽ bị phạt. 

Đặc biệt, với sự phát triển của xe đạp điện, ngày nay, pháp luật Việt Nam cũng bổ sung thêm nhiều quy định. Hãy cùng BikeBoy tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp và xe đạp điện năm 2021 dưới đây nhé!

1. Quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp

đi xe đạp dàn hàng ngang bị phạt gì

Các quy định dưới đây được thể hiện rõ ở Điều 31 của Luật Giao Thông Đường Bộ 2008. Thông tin cập nhật ngày 12/07/2021, có thể thay đổi theo thời gian.

1.1 Quy định đối với người điều khiển xe đạp

Theo như Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về việc tham gia giao thông của người điều khiển, người ngồi trên xe đạp như sau:

  1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
  2. Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Giao Thông Đường Bộ 2008.

Theo đó, người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau đây:

– Đi xe dàn hàng ngang.

– Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.

– Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

– Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh.

– Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

– Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

  1. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

1.2 Quy định đối với người ngồi sau xe đạp

Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật Giao Thông Đường Bộ 2008. Theo đó, người ngồi sau xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:

 – Mang, vác vật cồng kềnh.

– Sử dụng ô.

– Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.

– Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.

– Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

1.3 Các vi phạm và biện pháp xử lý

Các vi phạm và biện pháp xử lý dưới đây được thể hiện rõ trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

  • Xử phạt xe đạp vi phạm giao thông
  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng

Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định.

– Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước.

– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

– Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép.

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.

– Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.

– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên.

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).

– Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.

người điều khiển xe đạp chở máy người

  • Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng

Đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông.

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

– Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên.

– Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông.

– Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.

– Chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu.

– Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

  • Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng

Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe đạp buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp.

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

– Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

người điều khiển xe đạp chở bao nhiêu người

Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường.

– Đi xe bằng một bánh.

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

– Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng 

Đối với hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường và đi xe bằng một bánh còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

2. Quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp điện

Theo khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự. Tóm lại, xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện giao thông thô sơ

2.1  Quy định đối với người đi đạp điện

Luật Giao thông đường bộ 2008 đưa ra các quy định đối với người đi xe đạp điện như sau: 

  • Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008, cả người điều khiển xe đạp điện và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.

Chỉ thị 04/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành đầu năm 2018 cũng đã yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe máy, xe đạp điện; giáo dục học sinh, sinh viên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trở thành thói quen.

  • Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
  • Người đi xe đạp điện không được thực hiện các hành vi:

– Đi xe dàn hàng ngang;

– Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

– Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

– Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

– Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

người điều khiển xe đạp chở máy người

2.2 Các lỗi vi phạm khi đi xe đạp điện

Các lỗi xe đạp điện được quy định tại điều 8, 11, 34, 47 nghị định 100 như sau:

  • Phạt 80.000 đồng đến 100.000 đồng

Đối với người điều khiển xe đạp điện, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên

  • Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Đối với trường hợp điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy, 

  • Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng

Đối với trường hợp:

– Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

– Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

2.3 Quy định về mũ bảo hiểm xe đạp điện

Mũ bảo hiểm xe đạp điện cũng phải đạt các tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm thông thường, khi đội mũ phải cài quai đúng quy cách. Các tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm thông thường được quy định tại QCVN 2: 2008/BKHCN như sau:

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn theo quy chuẩn QCVN 2: 2008 phải đảm bảo về kết cấu các bộ phận chính bao gồm 4 bộ phận:

  • Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào người đội.
  • Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động đến đầu người đội mũ.
  • Quai đeo để cố định mũ.
  • Lớp vải lót bên trong mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

Trên đây là một số quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp và xe đạp điện, cũng như một số mức phạt cụ thể cho từng trường hợp vi phạm. Hi vọng những thông tin trên đây của BikeBoy sẽ có ích cho hành trình sử dụng xe đạp, xe đạp điện của quý độc giả. 

Write a Comment